Nhộn nhịp đánh bắt thủy sản mùa nước nổi Đồng Tháp Mười

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long - nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên.

Đánh bắt thủy sản mùa nước nổi

Vào mùa này, với khoảng 1,5 triệu đồng vốn để mua xuồng, tay lưới hoặc dàn câu là có thể hành nghề kiếm sống.

Vợ chồng anh Trần Văn Hội, ở ấp Tân Lợi, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đem 400 m lưới loại 2,5 phân, một ngày - đêm giăng bắt được 2 - 5 kg cá các loại, thu nhập 150.000 - 200.00 đồng.

Vợ chồng anh Trần Văn Giang ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông ủ hơn 30 ụ cỏ, năng, lục bình dọc hai bên cạnh bờ đê nước đã ngập tràn. Sau khi ủ từ 3 - 5 ngày, vợ chồng anh Giang bơi xuồng đến các ụ dùng vợt xúc lươn, cá, cua, ốc các loại... Trung bình 3 ngày đi xúc ụ bắt lươn một lần vào lúc sáng sớm. Với 30 ụ lươn, mỗi lần đi xúc, vợ chồng anh Giang thu được từ 3 kg lươn, cá các loại. Lần nào trúng, kiếm cũng được khoảng 5 kg lươn, cá, thu nhập hàng trăm ngàn đồng.

Cá rô đồng

Mưu sinh mùa nước lũ là một hoạt động xuất hiện từ lâu ở vùng nông thôn Đồng Tháp Mười. Dù lũ lớn hay nhỏ, dù đồng ruộng có lũ ngập tràn hay đã làm đê bao tăng vụ, nhưng nghề câu, lưới, lọp, lờ, trúm... đánh bắt và khai thác thủy sản trong mùa nước nổi vẫn là hoạt động khá hấp dẫn và là cách mưu sinh độc đáo của người dân miền sông nước Nam bộ.

Xúc cá, bắt lươn mùa nước nổi

 

Đan lưới bắt cá mùa nước nổi

TRẦN TRỌNG TRUNG

< Trở lại

Bài viết liên quan